Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

danh-gia-tac-dong-moi-truong-hitech

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): Hướng dẫn từ A đến Z cho doanh nghiệp

Đánh giá tác động môi trườngquá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. (Theo khoản 7 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020). ĐTM giúp xác định các biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, đảm bảo dự án được phát triển bền vững và tuân thủ quy định pháp lý.

Dự án nào phải đánh giá tác động môi trường đtm

Căn cứ Điều 30 Luật Bảo vệ môi trường 2020, những dự án nhóm I (quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này) (Phụ lục III NĐ 05/2025 sửa đổi bổ sung NĐ 08/2022) và một số dự án nhóm II (quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 4 Điều 28 của Luật này) (mục II, III, IV của phụ lục IV NĐ 05/2025 sửa đổi bổ sung NĐ 08/2022) các dự án phải đánh giá tác động môi trường, bao gồm:

Dự án đầu tư nhóm I Dự án đầu tư nhóm II
  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn; dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; dự án có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất;
  • Dự án thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường; dự án không thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với quy mô, công suất lớn nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô lớn hoặc với quy mô trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất lớn hoặc với quy mô, công suất trung bình nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất quy mô trung bình trở lên nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô lớn.
  • Dự án sử dụng đất, đất có mặt nước, khu vực biển với quy mô trung bình hoặc với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án khai thác khoáng sản, tài nguyên nước với quy mô, công suất trung bình hoặc với quy mô, công suất nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất với quy mô nhỏ nhưng có yếu tố nhạy cảm về môi trường;
  • Dự án có yêu cầu di dân, tái định cư với quy mô trung bình.

Quy trình đánh giá tác động môi trường

Bước 1: Chuẩn bị thông tin và tài liệu: Bao gồm các tài liệu cần thiết từ phía doanh nghiệp.

Bước 2: Thực hiện khảo sát và thu thập dữ liệu: Phân tích các tác động tiềm năng đến môi trường.

Bước 3: Đánh giá và lập báo cáo đánh giá môi trường: Lên báo cáo chính thức về các tác động, bao gồm đề xuất biện pháp phòng ngừa.

Bước 4: Thẩm định và phê duyệt: Trình hồ sơ đtm lên cơ quan chức năng để thẩm định và chấp thuận.

Quy trình đánh giá tác động môi trường

Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường

Nội dung đánh giá tác động môi trường được quy định tại Điều 32 Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14 và được hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 25/2021/TT-BTNMT:

  1. Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
  2. Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
  3. Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
  4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
  5. Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
  6. Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
  7. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
  8. Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
  9. Kết quả tham vấn;
  10. Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.

danh-gia-tac-dong-moi-truong

Thời điểm lập báo cáo tác động môi trường

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dtm phải được thực hiện song song với quá trình chuẩn bị dự án đầu tư. Cụ thể thời điểm thực hiện đánh giá tác động của môi trường được chia thành 2 giai đoạn:

  • Đánh giá sơ bộ tác động môi trường: Trong giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, trước khi quyết định chủ trương đầu tư (đối với dự án Nhóm I).
  • Đánh giá tác động môi trường chi tiết: Đồng thời với quá trình lập báo cáo nghiên cứu khả thi (trước đây theo Luật BVMT 2014 là trước khi quyết định chủ trương đầu tư). Áp dụng cho các dự án Nhóm I và một số dự án Nhóm II.

Quy định xử phạt đối với các trường hợp không thực hiện báo cáo ĐTM

Dự án thuộc diện bắt buộc nhưng không lập đánh giá đtm sẽ bị xử phạt theo quy định:

Mức xử phạt chính:

  • 150 – 200 triệu đồng: Áp dụng với dự án do UBND cấp tỉnh hoặc các Bộ, ngành (trừ Bộ Tài nguyên và Môi trường – TN&MT) cấp phép.
  • Phạt tiền từ 200 – 250 triệu đồng: Áp dụng với dự án thuộc thẩm quyền Bộ TN&MT.

Hình phạt bổ sung:

  • Đình chỉ hoạt động 3-6 tháng: Nếu vi phạm các quy định tại điểm c, khoản 2, 3, 4, 5 Điều 11 Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
  • Đình chỉ hoạt động 6-12 tháng: Nếu vi phạm điểm d của các khoản trên.

Lưu ý: Nghị định 155/2016/NĐ-CP đã bị thay thế bởi Nghị định 08/2023/NĐ-CP và Nghị định 45/2022/NĐ-CP. Hãy tham khảo quy định mới để đảm bảo tuân thủ.

Hướng dẫn nơi và cách nộp hồ sơ đánh giá tác động môi trường

Hồ sơ báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án phải được nộp cho cơ quan có thẩm quyền phê duyệt ĐTM. Cơ quan này được xác định dựa trên nhóm dự án (quy mô, vị trí,…) và thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư.

Nơi nộp hồ sơ đánh giá môi trường

  • Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt đtm của Bộ TN&MT: Nộp hồ sơ tại Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT).
  • Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của UBND cấp tỉnh: Nộp hồ sơ tại Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh.
  • Dự án thuộc thẩm quyền phê duyệt của các Bộ, ngành khác (trừ Bộ TN&MT): Nộp hồ sơ tại các Bộ, ngành đó, nhưng vẫn phải lấy ý kiến của Bộ TN&MT về nội dung ĐTM.

Cách thức nộp hồ sơ chính thức

  • Trực tiếp: Nộp bản giấy tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền.
  • Qua bưu điện: Gửi bản giấy qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát đảm bảo.
  • Trực tuyến: Qua Hệ thống thông tin một cửa quốc gia hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền.

Thành phần hồ sơ đánh giá dtm chính thức

Hồ sơ báo cáo ĐTM bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thẩm định/phê duyệt thủ tục đánh giá tác động môi trường: Do chủ đầu tư lập.
  • Mẫu báo cáo ĐTM: Bản chính và số lượng bản sao tùy theo quy định.
  • Tài liệu liên quan: Báo cáo nghiên cứu khả thi, văn bản pháp lý, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… (Danh mục cụ thể tùy theo quy định của từng dự án).

Nộp hồ sơ tham vấn cộng đồng

Trong giai đoạn hoàn thiện báo cáo, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ để tham vấn cộng đồng (khoản 8 Điều 1 NĐ 05/2025 sửa đổi bổ sung NĐ 08/2022) theo quy định đánh giá tác động môi trường. Nơi nộp hồ sơ tham vấn:

  • Nộp hồ sơ tham vấn thông qua đăng tải lên trang thông tin điện tử.
  • Nộp hồ sơ tham vấn cho UBND xã.
  • Nộp hồ sơ tham vấn cho MTTQ xã.

Lưu ý quan trọng:

  • Số lượng hồ sơ, thành phần hồ sơ cụ thể cần được chủ đầu tư xác nhận với cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đtm để đảm bảo đầy đủ và hợp lệ.
  • Hình thức nộp hồ sơ (trực tiếp, bưu điện, trực tuyến) cũng cần được kiểm tra kỹ với cơ quan tiếp nhận.
  • Việc nộp hồ sơ đúng thời điểm lập báo cáo đtm, đúng nơi, đúng cách là rất quan trọng, tránh làm chậm trễ quá trình thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường

Tải mẫu đánh giá tác động môi trường qua đường link sau: 

https://drive.google.com/file/d/1OkVMeVeOp8qpcQ1Sb1_lMj6-MMewUHXD/view

Những sai sót phổ biến trong hồ sơ ĐTM

Lập đánh giá tác động môi trường chính xác, đầy đủ, đúng quy định về đánh giá tác động môi trường là thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp, bởi:

  • Quy định pháp luật phức tạp, liên tục thay đổi: Dễ dẫn đến sai sót trong quá trình lập báo cáo, gây tốn thời gian, chi phí chỉnh sửa, thậm chí bị xử phạt.
  • Thiếu kinh nghiệm, chuyên môn về môi trường: Khó khăn trong việc thu thập số liệu, phân tích tác động, đề xuất biện pháp giảm thiểu hiệu quả.
  • Tham vấn cộng đồng gặp trở ngại: Khó khăn trong việc tổ chức tham vấn, xử lý mâu thuẫn, xung đột với cộng đồng.
  • Áp lực về thời gian, chi phí: Quy trình thực hiện đtm mất nhiều thời gian, công sức và chi phí.

Đánh giá tác động môi trường dự án mà Hi-Tech đã thực hiện

Đánh giá tác động môi trường dtm là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều dự án, đảm bảo tuân thủ pháp luật môi trường. Mục đích của đánh giá tác động môi trường giúp doanh nghiệp phát triển bền vững, tránh rủi ro pháp lý, tối ưu hóa dự án và nâng cao uy tín. Việc lựa chọn đơn vị tư vấn môi trường uy tín, có kinh nghiệm là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng hồ sơ đánh giá tác động môi trường và quá trình thẩm định diễn ra thuận lợi. Dịch vụ môi trường Hi-Tech tự hào đồng hành cùng nhiều dự án dtm, góp phần mang đến thành công vượt trội:

Dự án đánh giá tác động môi trường Hiyori Garden Tower, Đà Nẵng: 

báo cáo đtm dự án Chung cư Hiyori Đà Nẵng

Đánh giá tác động môi trường của dự án Time Square Đà Nẵng: 

báo cáo đánh giá tác động môi trường Time Square Đà Nẵng

Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Công viên Phần mềm số 2, Đà Nẵng:

báo cáo đtm cho Công viên Phần mềm số 2 Đà Nẵng

Lợi ích khi sử dụng dịch vụ báo cáo đánh giá tác dộng môi trường của Hi-Tech

  • Báo cáo chất lượng, đúng quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường: Đảm bảo dự án được phê duyệt.
  • Giảm thiểu tác động môi trường: Phát triển dự án bền vững.
  • Tiết kiệm thời gian, chi phí: Tối ưu nguồn lực doanh nghiệp.
  • Hạn chế rủi ro pháp lý: Tuân thủ luật môi trường.
  • Hỗ trợ chuyên nghiệp, tận tâm: Đội ngũ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong suốt quá trình thực hiện báo cáo đtm dự án.

Hồ sơ môi trường liên quan khác

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *